Truyện audio văn học kinh điển: Kiên ngạnh như thủy- Diêm Liên Khoa

Kiên Ngạnh Như Thủy
Tác Giả: Diêm Liên Khoa
Diễn đọc: Ngọc Ánh
Nguồn: Đài Phát Thanh Quốc Tế TQ
Biên tập: 2vblog.com
***************************
Bối cảnh của cuốn tiểu thuyết Kiên ngạnh như thủy là cuộc Đại Cách mạng Văn hóa Trung Quốc (1966-1976). Dịch giả Minh Thương viết trong Lời giới thiệu cho bản dịch: “Trong giai đoạn lịch sử cách mạng đầy biến thái và hết sức hoang đường đó, một đôi nam nữ đắm chìm trong dục vọng, vừa bất chấp tất cả phá đổ “bốn cũ” (tư tưởng cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ, tập quán cũ) mà Đại Cách mạng Văn hóa đề xướng, vừa trong những hoàn cảnh địa điểm khác nhau điên cuồng làm tình. Cách mạng là chất xúc tác của tình dục? Hay tình dục là dây dẫn lửa của cách mạng? Trong cái bóng đè màu đỏ mà toàn dân tộc Trung Hoa đều có khi đó, bản nguyên dục vọng của con người trong phút chốc trở nên quay cuồng. Khoảnh khắc trước còn được nhảy múa điên cuồng trong quyền dục và tính dục, khoảnh khắc sau đã trở thành vật tế máu cho xã hội quyền lực rồi. Chất u mua đen kiểu Diêm Liên Khoa, biến ảo lạ kỳ. Giống như bông hoa mẫu đơn màu đỏ rực rỡ tươi đẹp trong đêm, kéo ra một góc đầy cuồng loạn mà đẫm máu của bức màn lịch sử đen tối”.

Tác giả Diêm Liên Khoa trong Lời tựa cho lần in năm 2003 cũng xác nhận: “Kiên ngạnh như thủy là một trong những bộ tiểu thuyết gây tranh cãi nhiều nhất của tôi, trọng tâm của tranh luận tập trung ở hai phương diện ngôn ngữ và tính dục của tiểu thuyết, nói một cách hình tượng là: “phạm cả vào vấn đề chính trị lẫn sắc giới”. Ông cũng cho biết: “Trước năm 2001, Kiên ngạnh như thủy là tiểu thuyết có vận mệnh tồi tệ nhất trong sự nghiệp sáng tác của tôi, vì khi nó vừa ra đời, đã giống như một đứa trẻ lạc đường lang thang trong mỏ hoang nơi hẻm núi, mang theo sự chát chúa và lỗ mãng mà người khác không thể hiểu nổi trong sáng tác tiểu thuyết để chống chọi lại với mặt trời chói chang, với mưa gió buốt giá và khốc liệt, và cả tia chớp do mưa và tuyết tạo nên”. Nhưng may mà xã hội (cả ở Trung Hoa, Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới) dường như đã trở nên khoan dung hơn nhiều (Diêm Liên Khoa nói: “Khoan dung là thảo nguyên tự do cần thiết nhất cho người sáng tác. Chỉ có khoan dung mới có thể dung nạp văn học”), nên đông đảo bạn đọc mới (đã và sẽ) được dễ dàng tiếp cận những tác phẩm như Kiên ngạnh như thủy

***

Diêm Liên Khoa hiện nay được coi là một trong những tác gia quan trọng nhất của văn học Trung Quốc đương đại, bậc thầy của chủ nghĩa siêu hiện thực, nhà văn có nhiều hi vọng đoạt giải thưởng Nobel… Ông sinh năm 1958 tại tỉnh Hà Nam, từng phục vụ trong quân đội, tốt nghiệp khoa Văn học Học viện Nghệ thuật Giải phóng quân. Ông bắt đầu viết từ năm 1979, tác phẩm gồm các tiểu thuyết Khát vọng tình cảm, Nhật quang lưu niên, Kiên ngạnh như thủy, Vì nhân dân phục vụ, Thụ hoạt, Đinh trang mộng, Phong nhã tụng, Tứ thư, Tạc liệt chí và hơn 10 tập truyện vừa và truyện ngắn, 5 bộ tản văn và tiểu luận…. Diêm Liên Khoa đã giành được gần 30 giải thưởng văn học khác nhau trong và ngoài nước, như Giải thưởng Lỗ Tấn lần thứ nhất và lần thứ 2; Giải thưởng Lão Xá lần thứ 3; Giải thưởng văn học Hoa ngữ quốc tế Hoa Tung 2013; Giải thưởng văn học Kafka 2014. Năm 2013, ông được bình chọn là nhân vật văn hóa có ảnh hưởng toàn Trung Quốc. Tác phẩm của Diêm Liên Khoa được dịch ra tiếng Nhật, Hàn, Việt, Pháp, Anh, Đức, Italia, Hà Lan, Israel, Tây Ban Nha, Serbia… xuất bản ở trên 20 quốc gia và khu vực.


*****************************************************
Nghe truyện online 


Tập 01



Tập 02



Tập 03



Tập 04



Tập 05



Tập 06



Tập 07



Tập 08



Tập 09



Tập 10



Tập 11



Tập 12



Tập 13



Tập 14



Tập 15



Tập 16


(Còn nữa)

✅ Click vào ô "Thông báo cho tôi" ở góc trái bên dưới để theo dõi phản hồi nhận xét của mình!
✅ Không spam quảng cáo, có thái độ mạt sát, bôi nhọ, nói xấu, xúc phạm người khác!
✅ Cám ơn các bạn!

Đăng nhận xét

✅ Click vào ô "Thông báo cho tôi" ở góc trái bên dưới để theo dõi phản hồi nhận xét của mình!
✅ Không spam quảng cáo, có thái độ mạt sát, bôi nhọ, nói xấu, xúc phạm người khác!
✅ Cám ơn các bạn!

Post a Comment (0)

Mới hơn Cũ hơn