Tác giả: Boleslaw Prus
Diễn đọc: Việt Hùng
*************************
Phara-Boles_02.mp3
Phara-Boles_03.mp3
Phara-Boles_04.mp3
Phara-Boles_05.mp3
Phara-Boles_06.mp3
Phara-Boles_07.mp3
Phara-Boles_08.mp3
Phara-Boles_09.mp3
Phara-Boles_10.mp3
Phara-Boles_11.mp3
Phara-Boles_12.mp3
Phara-Boles_13.mp3
Phara-Boles_14.mp3
Phara-Boles_15.mp3
Phara-Boles_16.mp3
Phara-Boles_17.mp3
Phara-Boles_18.mp3
Phara-Boles_19.mp3
Phara-Boles_20.mp3
Phara-Boles_21.mp3
Phara-Boles_22.mp3
Phara-Boles_23.mp3
Phara-Boles_24.mp3
Phara-Boles_25.mp3
Phara-Boles_26.mp3
Phara-Boles_27.mp3
Phara-Boles_29.mp3
Phara-Boles_30.mp3
Phara-Boles_31.mp3
Phara-Boles_32.mp3
Phara-Boles_33.mp3
Phara-Boles_34.mp3
Phara-Boles_35.mp3
Phara-Boles_36.mp3
Phara-Boles_37.mp3
Phara-Boles_38.mp3
Phara-Boles_39.mp3
Phara-Boles_40.mp3
Phara-Boles_41.mp3
Phara-Boles_42.mp3
Phara-Boles_43.mp3
Phara-Boles_44.mp3
Phara-Boles_45.mp3
Phara-Boles_46.mp3
Phara-Boles_47.mp3
Phara-Boles_48.mp3
Phara-Boles_49.mp3
Phara-Boles_50.mp3
Phara-Boles_51.mp3
Phara-Boles_52.mp3
Phara-Boles_53.mp3
Phara-Boles_54.mp3
Phara-Boles_55.mp3
Phara-Boles_56.mp3
Phara-Boles_57.mp3
Phara-Boles_58.mp3
Phara-Boles_59.mp3
Phara-Boles_60.mp3
Phara-Boles_61.mp3
Phara-Boles_62.mp3
Phara-Boles_63.mp3
Phara-Boles_64.mp3
Phara-Boles_65.mp3
Phara-Boles_66.mp3
Phara-Boles_67.mp3
Phara-Boles_68.mp3
Phara-Boles_69.mp3
Phara-Boles_70.mp3
Phara-Boles_71.mp3
Phara-Boles_72.mp3
Phara-Boles_73.mp3
Phara-Boles_74.mp3
Phara-Boles_75.mp3
Phara-Boles_76.mp3
Phara-Boles_77.mp3
Phara-Boles_78.mp3
Phara-Boles_79.mp3
Phara-Boles_80.mp3
Phara-Boles_81.mp3
Phara-Boles_82.mp3
Đại diện cho vương quyền là Ramses XIII, khoẻ như bò mộng Apis, dũng mãnh như sư tử, thông tuệ như tăng lữ và rất công tâm. Ramses XIII là dũng tướng có tài thao lược, song cũng là một ông vua đam mê tửu sắc, còn nông nổi, dễ bị kích động và lắm khi không làm chủ được mình. Ramses XIII nung nấu ý chí khuất phục giới tăng lữ, giành quyền bính, canh tân đất nước, cải thiện đời sống cho dân lành, chia ruộng cày cho nông phu và cho họ nghỉ ngày thứ Bảy…
Tuy giàu tham vọng, Ramses XIII là một pharaoh lực bất tòng tâm, bởi ngân khố trống rỗng, nợ nần chồng chất và lúc nào cũng như một con chim ưng kẹt giữa bầy quạ khoang. Khi tự tin vào sức mình, khi đồng nhất bản thân với nhà nước, Ramses XIII đã thể hiện đầy đủ bản lĩnh của một pharaoh, song vị vua trẻ tuổi này cũng có những phút giây sao nhãng trách nhiệm vì những bóng hồng. Nhiều khi cực kì thông tuệ nhưng lắm lúc ngây thơ, cao thượng song nhiều khi tàn nhẫn, nhân vật Ramses XIII trong tác phẩm không giống bất kì khuôn mẫu nào, và thực khó bình xét.
Đại diện cho phái tăng lữ là các đại tư tế Herhor, Mefres – những nhà thông thái của Ai Cập. Trên thực tế thời bấy giờ, tăng lữ là lực lượng điều hành công việc quốc gia, thao túng mọi quyền bính, đóng vai trò trụ cột trong công cuộc mở mang đất nước, xây dựng các công trình thế kỉ, bình tĩnh và khôn ngoan thực hiện những kế sách của mình. Thường thường, các đức vua Ai Cập phải nể vì “thần linh” và dựa vào giới tăng lữ thì mới mong lưu danh muôn thuở… Xét về bổn phận chức sắc, tất cả tăng lữ đều giống nhau.
Tuy nhiên, Herhor và Mefres, dẫu cùng hướng tới mục tiêu là luôn kìm giữ các pharaoh trong vòng cương tỏa, không để Ramses XIII nắm thực quyền, song lại khác nhau về động cơ và phương thức hành động. Herhor đầy tham vọng, song cũng cực kì cẩn trọng, bình tĩnh, thông minh và luôn tỉnh táo. Trong khi đó, Mefres hay tư thù, vô lương và tàn bạo. Còn các tư tế khác: Tư tế Sem lương thiện và công minh; tư tế Pentuer cao thượng, khiêm nhường, giàu lòng cảm thông với phận bạc của dân cày; tư tế Samentu cực kì dũng cảm, trí tuệ siêu phàm, ham khảo cứu, tính tình ngang ngược, sẵn sàng làm mọi việc để có quyền cao chức trọng…
Pharaoh không chỉ hấp dẫn vì các nhân vật có cá tính. Khi đọc cuốn sách này, ta có cảm giác như trở về Ai Cập cổ đại cách đây hàng ngàn năm. Ta được đến thăm và tìm hiểu kĩ hơn các công trình thế kỉ – biểu tượng của nền văn minh Ai Cập: Mê Cung, hồ nhân tạo Moeris rộng ba trăm cây số vuông, kim tự tháp Cheops, tượng nhân sư và đền ngầm Horus, đền thờ những vị thần nổi tiếng theo quan niệm của người cổ đại: Thần Seth, nữ thần Hathor, nữ thần Ashtoreth, nữ thần Isis, thần Amun, Osiris, Ptah…; các thành phố thời cổ đại Memphis, Thebes, Abydos… Kế hoạch đào kênh nối liền Địa Trung Hải và Hồng Hải đã hình thành từ thời kì này. Pharaoh cũng cho ta cơ hội tìm hiểu phong tục, tập quán của người Ai Cập xưa, như tục ướp xác, tang lễ và mai táng pharaoh, cưới xin, lễ cầu kinh, lễ rước thần, cúng tế tại các đền thờ… Qua các trang sách bạn đọc dường như đắm chìm vào thế giới kì bí ở vương quốc cổ đại nổi tiếng bên bờ Địa Trung Hải huyền thoại.
Đọc Pharaoh như thực hiện một chuyến du lịch kì thú: Viếng thăm các công trình vĩ đại, chiêm ngưỡng thiên nhiên tuyệt diệu của Ai Cập. Đọc Pharaoh, ta nhận thấy nhiều nỗi trăn trở, bức xúc của Ai Cập cổ đại giờ vẫn giữ nguyên tính thời sự, như vấn đề ruộng đất, thuế khoá, tham nhũng, lãng phí, lộng quyền… Xét về góc độ chính trị và xã hội, có thể gọi Pharaoh là cuốn tiểu thuyết mang tầm vĩ mô.
Người ta cho rằng Pharaoh là hiện tượng đặc biệt trong sự nghiệp sáng tác của Bolesław Prus, thành quả của nền tiểu thuyết lịch sử Ba Lan thế kỉ XIX cũng như nền tiểu thuyết khảo cổ học của Tây Âu thời đó. Đang viết về những đề tài là những câu hỏi lớn của thời đại tại đất nước Ba Lan, bỗng Bolesław Prus chuyển sang thế giới xa xưa của Ai Cập cổ đại. Ngày 2 tháng Năm năm 1895, ông hoàn thành bộ tiểu thuyết Pharaoh, gây ngạc nhiên lớn trong làng văn và bạn đọc Ba Lan, bởi trước đó ông không hề tiết lộ cho ai ý đồ viết tác phẩm này. Theo nữ nhà văn nổi tiếng Ba Lan Maria Dąbrowska, Pharaoh có lẽ là bộ tiểu thuyết đồ sộ duy nhất trong nền văn học thế giới viết về chính sách và bộ máy cai trị của một vương triều Ai Cập cổ đại.
Tại Ba Lan, sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, kể từ năm 1947, Pharaoh đã được tái bản hàng chục lần với số lượng hàng vạn bản in mỗi lần. Pharaoh được đưa vào giảng dạy trong nhà trường Ba Lan, là đề tài của rất nhiều cuộc hội thảo, hàng loạt công trình nghiên cứu. Bộ phim truyện lịch sử Pharaoh, công chiếu hồi cuối những năm sáu mươi của thế kỉ trước, được công chúng Ba Lan (và không chỉ công chúng Ba Lan) rất mến mộ. Đó là bộ phim hoành tráng, công phu bậc nhất của điện ảnh Ba Lan thời bấy giờ. Năm 1967, bộ phim được đề cử giải Oscar. Sau 47 năm kể từ ngày ra đời (1965), năm 2012, ngành điện ảnh Ba Lan đã áp dụng công nghệ kĩ thuật số phục chế bộ phim nhựa với sự trợ giúp của kĩ thuật và thiết bị hiện đại, 200.000 trong số 217.500 ô hình của bộ phim dài 151 phút đã được các chuyên gia điện ảnh Ba Lan phục chế, thỏa mãn lòng mong mỏi của hàng triệu người yêu thích bộ phim lịch sử.
Tiểu thuyết Pharaoh được chia làm hai tập. Tập I có tiêu đề “Những cuộc đấu sinh tử” (648 trang), và tập II có tiêu đề “Hoàng đế băng hà” (708 trang). Với dịch thuật công phu cùng 126 chú thích tận tâm, nhà văn dịch giả Lê Bá Thự và Nhà xuất bản Kim Đồng đã mang đến cho bạn đọc Việt Nam bộ tiểu thuyết lịch sử giá trị về Ai Cập cổ đại.
Đăng nhận xét
✅ Click vào ô "Thông báo cho tôi" ở góc trái bên dưới để theo dõi phản hồi nhận xét của mình!
✅ Không spam quảng cáo, có thái độ mạt sát, bôi nhọ, nói xấu, xúc phạm người khác!
✅ Cám ơn các bạn!