[SVIP] Truyện audio: Người Báo - Edogawa Ranpo (200 Coin) [Đang thực hiện]





Truyện audio trinh thám, kinh dị: Người Báo
Tác giả: Edogawa Ranpo
Diễn đọc: Lưu Hà
Nguồn: lachoncoc.com
(Giá: 200 Coin)
Nghe Thử Truyện




Nghe Full truyện (Yêu cầu TK SVIP)




Cũng như Bắc Kiều Phong, Nam Mộ Dung, khi Mỹ có giải thưởng Edgar của MWA (Mystery Writers of America) dành cho các tác phẩm trinh thám, thì Nhật Bản có giải Edogawa Ranpo. Không phải ngẫu nhiên mà tên tuổi Edogawa Ranpo được đặt cho một giải thưởng lớn thế này. Không những tinh thông nhiều kiến thức, ông còn thành công cả trong mảng văn học thuần túy, lẫn văn học đại chúng, mà nổi bật là dòng truyện trinh thám có giá trị văn chương cao và tinh tế.Truyện trinh thám của Edogawa Ranpo luôn mạnh về phong cách thần kỳ và hư ảo, mà ở trong đó những điều kinh dị siêu nhiên luôn được đẩy mạnh và lấn lướt trên cả tính hợp lý của những tình tiết trinh thám. Tác phẩm Người Báo (có thể là cuốn Quái Thú, xuất bản năm 1928) của Edogawa đặc quánh một màu tối tăm, pha lẫn mùi vị của sự sợ hãi, và nỗi kinh hoàng len lỏi thoát ra từ sự biến chất trong tâm hồn con người. Văn của Edogawa không lãng mạn, nhưng nét gợi tình trong tác phẩm được đẩy mạnh hết mức bất kỳ khi nào có thể. Tuy vậy, điều đó không được dùng để xây dựng những phân cảnh tình yêu mượt mà nóng bỏng, mà để tô thêm những sắc màu man rợ cho những phân cảnh vụ án ghê rợn đầy sống động và tàn nhẫn.

Khi đọc Người Báo, tôi không thể nào ngừng đưa mắt vào những góc khuất tối tăm xung quanh nhà, như thể nơi đó thực sự đang ẩn nấp một cặp mắt theo dõi xấu xa cùng cực, có khả năng nhảy ra xâu xé nuốt chửng tôi ngay lập tức. Ranpo không bao giờ đẩy những hình ảnh nhân văn sáo rỗng vào trong tác phẩm của mình, vì nó thực sự không hợp, và cũng không cần thiết. Phụ nữ trong tác phẩm của ông luôn đẹp, nhưng bất hạnh theo một hướng nào đó. Cũng như trong Người Báo, Horoko và Edo là những nạn nhân đáng thương của cha con Onta độc ác.



Có một điều gì đó ám ảnh một cách khó chịu, như thể tôi đã thực sự sống trong những đêm rượt đuổi kinh hoàng đó, như thể cảm nhận được nỗi đau của những nạn nhân của con quái thú Onta đáng sợ kia. Edogawa Ranpo không cần phải dùng đến những hình ảnh máu me ghê rợn để tạo nên nỗi sợ hãi, mà chính nỗi sợ đã lan tỏa từ những nhân vật đến tâm trí của người đọc.

✅ Click vào ô "Thông báo cho tôi" ở góc trái bên dưới để theo dõi phản hồi nhận xét của mình!
✅ Không spam quảng cáo, có thái độ mạt sát, bôi nhọ, nói xấu, xúc phạm người khác!
✅ Cám ơn các bạn!

Đăng nhận xét

✅ Click vào ô "Thông báo cho tôi" ở góc trái bên dưới để theo dõi phản hồi nhận xét của mình!
✅ Không spam quảng cáo, có thái độ mạt sát, bôi nhọ, nói xấu, xúc phạm người khác!
✅ Cám ơn các bạn!

Post a Comment (0)

Mới hơn Cũ hơn