Điều Kỳ Diệu Trong Hộp Diêm
Tác giả: Chưa xác định
Diễn đọc: Hạ Tiểu Vũ
Nguồn: 2vBlog
*****************
1.Noel đến. Đấy là lần
đầu tiên Quỳnh Anh được sống trong một Noel chân thực với tuyết trắng,
cây thông, bánh quy hình người, ngõ ngách giăng đèn, chợ Noel lung linh.
Nhất là các hiệu đồ chơi trong thành phố nhỏ Wuntenberg (1) vốn đã rất thích, nay còn hấp dẫn bội phần với muôn vàn món mới lạ.
Cách nhà Quỳnh Anh hai con phố có một hiệu đồ chơi. Một chiều đi học về, cô bé vô tình nhìn thấy trong tủ kính trưng bày một mô hình nông trại nhà gấu. Rất nhiều gấu nhỏ bằng gỗ đang làm việc – vắt sữa bò, cắt cỏ, lấy mật, đóng thùng hàng, vân vân. Gấu bố, gấu mẹ, gấu anh, gấu em, gấu bé bi… Chúng mặc quần áo khác nhau, nét mặt sống động nhiều trạng thái. Quang cảnh nông trại thật tỉ mỉ, từng chi tiết đồ vật như thùng sữa, máy gặt, máy cưa, xe hàng đều tinh xảo. Quỳnh Anh chưa bao giờ thấy món đồ chơi tuyệt vời hơn thế, càng ngắm càng đẹp.
Suốt nhiều ngày sau, dù trời tối hù, hay tuyết dày, hay gió lạnh, trên đường tan trường, Quỳnh Anh đều đứng lì ngoài hiệu đồ chơi đến thật trễ. Cô chỉ ngắm mô hình thôi, chẳng dám bước vào vì biết chắc nó sẽ đắt. Nhà cô ở một căn hộ nhỏ cũ kỹ, là dân nhập cư mới, nên cuộc sống bó ép nhiều. Bố cô theo những chuyến xe hàng từ Thổ Nhĩ Kỳ vào Đức, mấy tháng mới về một lần. Mẹ cô giúp việc cho người khác, sáng nào cũng cắm cúi vào mục rao vặt của mấy tờ báo, tìm thêm mối. Được học hành, được ăn no mặc ấm, được xem tivi, được thấy xe hơi, được ở nơi mà chúng bạn và hàng xóm ngày xưa gọi là “trời Tây”, cô luôn tự nhủ là mình quá may mắn rồi.
Những lúc ngắm mô hình, Quỳnh Anh luôn tưởng tượng được hóa thành một chú gấu. Cô sẽ mặc váy hoa màu hồng và phụ sắp xếp các hũ mật. Cô sẽ mặc quần xanh và áo vàng, cưỡi trên con bò mập ú. Cô sẽ cầm cưa cưa khúc gỗ thật to… Ngày nào rời cửa hiệu, cô cũng phơi phới hơn. Rồi cô thầm ước không ai mua mô hình ấy. Ở trường, cô vẫn khó hòa nhập với đám trẻ con Tây, chưa quen vị bánh mì và pho mát, chưa sõi tiếng. Các bạn gấu gỗ thân thiết với cô hơn, cô không muốn mất. Cô thấy ao ước của mình thật xấu và ích kỷ.
Cách nhà Quỳnh Anh hai con phố có một hiệu đồ chơi. Một chiều đi học về, cô bé vô tình nhìn thấy trong tủ kính trưng bày một mô hình nông trại nhà gấu. Rất nhiều gấu nhỏ bằng gỗ đang làm việc – vắt sữa bò, cắt cỏ, lấy mật, đóng thùng hàng, vân vân. Gấu bố, gấu mẹ, gấu anh, gấu em, gấu bé bi… Chúng mặc quần áo khác nhau, nét mặt sống động nhiều trạng thái. Quang cảnh nông trại thật tỉ mỉ, từng chi tiết đồ vật như thùng sữa, máy gặt, máy cưa, xe hàng đều tinh xảo. Quỳnh Anh chưa bao giờ thấy món đồ chơi tuyệt vời hơn thế, càng ngắm càng đẹp.
Suốt nhiều ngày sau, dù trời tối hù, hay tuyết dày, hay gió lạnh, trên đường tan trường, Quỳnh Anh đều đứng lì ngoài hiệu đồ chơi đến thật trễ. Cô chỉ ngắm mô hình thôi, chẳng dám bước vào vì biết chắc nó sẽ đắt. Nhà cô ở một căn hộ nhỏ cũ kỹ, là dân nhập cư mới, nên cuộc sống bó ép nhiều. Bố cô theo những chuyến xe hàng từ Thổ Nhĩ Kỳ vào Đức, mấy tháng mới về một lần. Mẹ cô giúp việc cho người khác, sáng nào cũng cắm cúi vào mục rao vặt của mấy tờ báo, tìm thêm mối. Được học hành, được ăn no mặc ấm, được xem tivi, được thấy xe hơi, được ở nơi mà chúng bạn và hàng xóm ngày xưa gọi là “trời Tây”, cô luôn tự nhủ là mình quá may mắn rồi.
Những lúc ngắm mô hình, Quỳnh Anh luôn tưởng tượng được hóa thành một chú gấu. Cô sẽ mặc váy hoa màu hồng và phụ sắp xếp các hũ mật. Cô sẽ mặc quần xanh và áo vàng, cưỡi trên con bò mập ú. Cô sẽ cầm cưa cưa khúc gỗ thật to… Ngày nào rời cửa hiệu, cô cũng phơi phới hơn. Rồi cô thầm ước không ai mua mô hình ấy. Ở trường, cô vẫn khó hòa nhập với đám trẻ con Tây, chưa quen vị bánh mì và pho mát, chưa sõi tiếng. Các bạn gấu gỗ thân thiết với cô hơn, cô không muốn mất. Cô thấy ao ước của mình thật xấu và ích kỷ.
*****************************************************
Nghe truyện trên điện thoại di động
Nghe online
إرسال تعليق
✅ Click vào ô "Thông báo cho tôi" ở góc trái bên dưới để theo dõi phản hồi nhận xét của mình!
✅ Không spam quảng cáo, có thái độ mạt sát, bôi nhọ, nói xấu, xúc phạm người khác!
✅ Cám ơn các bạn!