Tên Của Trò Chơi Là Bắt Cóc
Tác giả: Higashino Keigo
Diễn đọc: Lưu Hà
Nguồn: lachoncoc.com
********************
Nghe các truyện khác Lưu Hà diễn đọc
Nghe các cuốn khác của Higashino Keigo
*************************
Nghe thử
*************************
Nghe các truyện khác Lưu Hà diễn đọc
Nghe các cuốn khác của Higashino Keigo
*************************
Nghe thử
Tên của trò chơi là bắt cóc của Higashino Keigo tiếp tục gây ấn tượng với độc giả nhờ tài kể chuyện lắt léo và điều đặc biệt nhất trong tác phẩm này, không một nhân vật nào đóng vai chính diện
Có lẽ Keigo chưa đọc Nghệ thuật ẩn mình của Hacker Kevin Mitnick, bằng không ông sẽ phải viết lại cuốn tiểu thuyết này. Tên của trò chơi là bắt cóc là một tiểu thuyết khá hay, khá kịch tính với cái kết tương đối bất ngờ, thế nhưng tác phẩm văn học này thiếu quá nhiều logic và phi thực tế, khó có thể xếp nó ngang hàng với những sản phẩm trinh thám đỉnh cao của chính tác giả như Phía sau nghi can X hay Bạch Dạ Hành.
Dẫu sao màu sắc u tối chủ đạo của toàn bộ tác phẩm cộng với bối cảnh khác thường của câu chuyện, cuốn sách này vẫn xứng đáng để độc giả nhấm nháp bên một ly cafe dịp cuối tuần! Ảnh: Skynovel
Khởi đầu với câu chuyện là một vụ bắt cóc khác thường
Có một anh chàng vốn là nhân viên Marketing của một công ty Agency nho nhỏ, là một người ngạo mạn trẻ tuổi vì thường chiến thắng ở những cuộc cạnh tranh từ lớn đến bé. Anh ta coi cuộc đời này vốn chỉ là trò chơi, và trong bất kỳ một hoàn cảnh nào, một trò chơi bất kỳ nào, anh ta đều khát khao giành chiến thắng bằng mọi giá.
Ấy thế mà rồi một ngày đẹp trời, gã thất bại. Kế hoạch quảng bá sản phẩm xe hơi cho một client (khách hàng- thuật ngữ của các agency) lớn bị hủy vào phút chót, chỉ vì gã phó giám đốc dở hơi nào đó lạnh lùng nói không! Và ông giám đốc kia chỉ đích danh gã là kẻ kém cỏi, phải loại bỏ trong chiến lược quảng bá sắp tới!
Những kẻ kiêu ngạo thường hay chiến thắng, và khi họ bỗng chốc thất bại, họ thường hành động tự phát một cách điên rồ. Anh nhân viên đáng thương kia cũng không phải là ngoại lệ. Gã uống say bét nhè, rồi vô thức phóng xe bạt mạng tới nơi ở của vị phó giám đốc, mục đích ban đầu chỉ đơn giản là đấu võ mồm với ông ấy, nhưng rồi một sự cố bất ngờ xảy ra ngoài dự kiến khiến cho cuộc đời gã thay đổi sang một ngã rẽ mới.
Gã rình mò và bắt gặp một cô gái trốn ra khỏi biệt thự của ông giám đốc kia ngay trong đêm. Điên rồ bám theo trong vô thức, tiếp cận làm quen và gã không quá bất ngờ khi cô gái kia là tiểu thư lá ngọc cành vàng của “kẻ mà ai cũng biết là ai đó”! Bạn đọc thoáng chốc bị cuốn theo hành trình của 2 con người xa lạ bỗng chốc sát lại gần nhau trong một kế hoạch điên rồ – kế hoạch cho một trò chơi bắt cóc.
Rõ ràng là một vụ bắt cóc khác thường, với nhân vật chính tự giả dạng mình là nạn nhân của vụ bắt cóc, còn hung thủ dàn dựng dù nghiệp dư nhưng cộng với cái đầu thông minh bất thường, gã khiến cho phần còn lại của trò chơi trở nên hoàn hảo không tỳ vết.
Thế nhưng chính cái lúc mà trò chơi đáng nhẽ phải hạ màn, nó lại đi theo một hướng khác mà gã và cả độc giả cũng không ngờ tới, hay nói đúng ra là chính Higashino Keigo đã đưa người đọc từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.
Tác phẩm hay, nhưng đã sai ngay từ khi khởi đầu Ảnh: Skybook (Đoạn này là cảm nhận, có cho biết trước một vài phần nội dung của tác phẩm, độc giả cân nhắc đọc tiếp)
Tác giả Keigo thời đi học hẳn là dân tự nhiên, ông diễn giải mọi thứ theo logic của toán học mà quên mất cuộc sống còn có 2 môn xã hội học và tâm lý học. Dường như Higashino quên mất khái niệm về tâm lý tội phạm, một điểm nhấn bất thường khiến cho ánh hào quang của tác phẩm này phần nào bị che mờ.
Về mặt xã hội học, không có tiểu thư lá ngọc cành vàng nào ở cái xã hội hiện đại mà không có mạng xã hội như Facebook hay Instagram. Ngay cả những nơi bị kiểm duyệt gắt gao như Trung Quốc thì vẫn còn đó Weibo để người ta khoe ảnh mình lên mạng. Nhiều độc giả sẽ phản biện rằng đây là năm 2002 – khi tác phẩm này ra đời thì mạng xã hội vẫn chưa còn phổ biến như bây giờ. Nhưng đừng quên là chúng ta thời ấy vẫn còn đó Yahoo – luôn có nơi cho người trẻ tỏa sáng! Với những đối tượng trẻ trung mới lớn, mê chụp hình và đặc biệt là con gái xinh đẹp thì càng mê mẩn việc đăng ảnh cho cả thiên hạ thấy, không có lẽ gì mà cô con gái của vị giám đốc kia lại không có lấy một bức hình trên mạng!
Vậy mà anh chàng thông minh đóng vai nhân vật chính của chúng ta lại không nhận ra ngay từ đầu rằng mình đã bị cô gái ấy xỏ mũi, và tin 100% vào thân phận đặc biệt của cô ta. Về mặt xã hội học mà nói, điểm này hoàn toàn phi logic!
Về mặt tâm lý học tội phạm Keigo nên bay sang Trung Quốc tìm Lôi Mễ để bổ sung khẩn cấp kiến thức tội phạm. Bởi lẽ 3 nhân vật chính trong câu chuyện này lạnh lùng và chuyển biến đến mức không thể tin nổi!
Một nữ sinh bé bỏng như “Juri” lại có thể lạnh lùng giết người – dù bộc phát – nhưng sau đó ngay lập tức ổn định tâm lý và thoải mái quan hệ tình dục ngay ở nơi gần thi thể nạn nhân nơi mình đã sát hại? Thông thường thì một người nếu không phải là sát thủ giết người hàng loạt thì không thể nào đủ bình tĩnh để hành động như vậy, huống hồ đây chỉ là một cô bé tuổi đời còn quá trẻ, và lần đầu tiên giết người.
Một nhân viên Marketing đủ thông minh để dàn dựng vụ cướp tiền một cách hoàn hảo, nhưng anh ta lại không đủ kiến thức để truy tìm thông tin về con gái vị giám đốc kia, đồng thời lại lộ ra nhược điểm chết người khi sử dụng điện thoại sim giả để liên lạc với gia đình nạn nhân bị bắt cóc. Có lẽ tác giả không hề biết rằng, kể cả khi dùng điện thoại nặc danh nhưng gọi ở cùng một địa điểm thì cảnh sát hoàn toàn có thể xác định được nhân dạng (không cần quan tâm tới thời gian gọi là bao nhiêu) của người gọi nếu liên kết với những sim điện thoại gọi ở gần đấy ngay tại thời điểm đó – bởi những số điện thoại này đều truyền tín hiệu tới trạm phát sóng gần nhất! Và trong cuốn sách này, hung thủ còn sử dụng một sim giả để gọi liên tục ở nhiều nơi! Nếu gã không biết tính đến khả năng cảnh sát theo dấu vết dựa vào sim điện thoại, thì 100% gã sẽ bị tóm mà không hiểu tại sao (Độc giả nên đọc thêm cuốn Nghệ thuật ẩn mình – series viết về Hacker và tội phạm mạng để hiểu vì sao hành động gọi điện thoại này lại dễ dàng bị truy tìm dấu vết)
Tóm lại, ngay từ khi khởi đầu, một câu chuyện phi thực tế đã được tạo ra, dưới vỏ bọc hoàn hảo nhưng 100% sai logic khi tính đến cái gọi là phạm tội hoàn mỹ. Thế nên Tên của trò chơi là bắt cóc thật khó để được xếp ngang hàng với những tác phẩm trinh thám hiện đại, nơi mà công nghệ thông tin, chứng cứ và pháp y đóng vai trò quyết định, chưa kể đến sự trợ giúp hoàn hảo đến từ các chuyên gia khắc họa chân dung tâm lý tội phạm!
Có quá nhiều điểm phi logic như vậy nhưng độc giả yêu trinh thám cũng đừng buồn, bởi riêng việc khắc họa một thế giới mà chỉ hoàn toàn là những kẻ xấu tồn tại như tác phẩm này của Keigo, cũng đủ để chúng ta thêm nó vào danh sách cần phải đọc rồi! Bỏ qua những yếu tố tâm lý học, logic học kể trên thì những hoạt động bắt cóc đều diễn ra một cách hoàn hảo và cái kết mở đủ để người đọc đoán già đoán non cũng được xem là một thành công của Keigo rồi!
Thay cho lời kết
Higashino vẫn cay độc với phụ nữ như vậy, khi luôn biến họ thành kẻ ác đội lốt dưới lớp vỏ xinh đẹp và thông minh. Và dù cho hoàn cảnh hiểm nghèo đến mức nào rồi họ – những người phụ nữ mảnh mai vẫn kiên cường tìm được lối ra cho mình. Từ Yuhiko, Naoko và nay là Juri, có lẽ những ai có cái nhìn tốt về phụ nữ nên bớt đọc những tác phẩm của ông lại, nếu không sẽ luôn gieo rắc ánh nhìn hoài nghi và ác cảm tới một nửa thế giới ở khắp mọi nơi!
Đàn ông ở trong tác phẩm của ông luôn tự cho mình là thông minh, rốt cuộc sau cùng cũng chỉ là một quân tốt trên bàn cờ.
Có lẽ độc giả đã không còn xa lạ với tác giả Higashino Keigo và những tác phẩm đình đám kiểu uất ức và cay nghiệt như vậy của ông, nhưng có lẽ không nhiều người biết rằng riêng tác phẩm được xuất bản vào năm 2002 này ở Nhật đã ngay lập tức được dựng thành phim vào 1 năm sau đó. Bộ phim Điện ảnh G@me dựng theo nguyên tác Tên của trò chơi là bắt cóc này đã thành công vang dội và đạt được Giải Viện Hàn lâm Nhật Bản (tương đương giải Oscar ở Nhật)
Có lẽ Keigo chưa đọc Nghệ thuật ẩn mình của Hacker Kevin Mitnick, bằng không ông sẽ phải viết lại cuốn tiểu thuyết này. Tên của trò chơi là bắt cóc là một tiểu thuyết khá hay, khá kịch tính với cái kết tương đối bất ngờ, thế nhưng tác phẩm văn học này thiếu quá nhiều logic và phi thực tế, khó có thể xếp nó ngang hàng với những sản phẩm trinh thám đỉnh cao của chính tác giả như Phía sau nghi can X hay Bạch Dạ Hành.
Dẫu sao màu sắc u tối chủ đạo của toàn bộ tác phẩm cộng với bối cảnh khác thường của câu chuyện, cuốn sách này vẫn xứng đáng để độc giả nhấm nháp bên một ly cafe dịp cuối tuần! Ảnh: Skynovel
Khởi đầu với câu chuyện là một vụ bắt cóc khác thường
Có một anh chàng vốn là nhân viên Marketing của một công ty Agency nho nhỏ, là một người ngạo mạn trẻ tuổi vì thường chiến thắng ở những cuộc cạnh tranh từ lớn đến bé. Anh ta coi cuộc đời này vốn chỉ là trò chơi, và trong bất kỳ một hoàn cảnh nào, một trò chơi bất kỳ nào, anh ta đều khát khao giành chiến thắng bằng mọi giá.
Ấy thế mà rồi một ngày đẹp trời, gã thất bại. Kế hoạch quảng bá sản phẩm xe hơi cho một client (khách hàng- thuật ngữ của các agency) lớn bị hủy vào phút chót, chỉ vì gã phó giám đốc dở hơi nào đó lạnh lùng nói không! Và ông giám đốc kia chỉ đích danh gã là kẻ kém cỏi, phải loại bỏ trong chiến lược quảng bá sắp tới!
Những kẻ kiêu ngạo thường hay chiến thắng, và khi họ bỗng chốc thất bại, họ thường hành động tự phát một cách điên rồ. Anh nhân viên đáng thương kia cũng không phải là ngoại lệ. Gã uống say bét nhè, rồi vô thức phóng xe bạt mạng tới nơi ở của vị phó giám đốc, mục đích ban đầu chỉ đơn giản là đấu võ mồm với ông ấy, nhưng rồi một sự cố bất ngờ xảy ra ngoài dự kiến khiến cho cuộc đời gã thay đổi sang một ngã rẽ mới.
Gã rình mò và bắt gặp một cô gái trốn ra khỏi biệt thự của ông giám đốc kia ngay trong đêm. Điên rồ bám theo trong vô thức, tiếp cận làm quen và gã không quá bất ngờ khi cô gái kia là tiểu thư lá ngọc cành vàng của “kẻ mà ai cũng biết là ai đó”! Bạn đọc thoáng chốc bị cuốn theo hành trình của 2 con người xa lạ bỗng chốc sát lại gần nhau trong một kế hoạch điên rồ – kế hoạch cho một trò chơi bắt cóc.
Rõ ràng là một vụ bắt cóc khác thường, với nhân vật chính tự giả dạng mình là nạn nhân của vụ bắt cóc, còn hung thủ dàn dựng dù nghiệp dư nhưng cộng với cái đầu thông minh bất thường, gã khiến cho phần còn lại của trò chơi trở nên hoàn hảo không tỳ vết.
Thế nhưng chính cái lúc mà trò chơi đáng nhẽ phải hạ màn, nó lại đi theo một hướng khác mà gã và cả độc giả cũng không ngờ tới, hay nói đúng ra là chính Higashino Keigo đã đưa người đọc từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.
Tác phẩm hay, nhưng đã sai ngay từ khi khởi đầu Ảnh: Skybook (Đoạn này là cảm nhận, có cho biết trước một vài phần nội dung của tác phẩm, độc giả cân nhắc đọc tiếp)
Tác giả Keigo thời đi học hẳn là dân tự nhiên, ông diễn giải mọi thứ theo logic của toán học mà quên mất cuộc sống còn có 2 môn xã hội học và tâm lý học. Dường như Higashino quên mất khái niệm về tâm lý tội phạm, một điểm nhấn bất thường khiến cho ánh hào quang của tác phẩm này phần nào bị che mờ.
Về mặt xã hội học, không có tiểu thư lá ngọc cành vàng nào ở cái xã hội hiện đại mà không có mạng xã hội như Facebook hay Instagram. Ngay cả những nơi bị kiểm duyệt gắt gao như Trung Quốc thì vẫn còn đó Weibo để người ta khoe ảnh mình lên mạng. Nhiều độc giả sẽ phản biện rằng đây là năm 2002 – khi tác phẩm này ra đời thì mạng xã hội vẫn chưa còn phổ biến như bây giờ. Nhưng đừng quên là chúng ta thời ấy vẫn còn đó Yahoo – luôn có nơi cho người trẻ tỏa sáng! Với những đối tượng trẻ trung mới lớn, mê chụp hình và đặc biệt là con gái xinh đẹp thì càng mê mẩn việc đăng ảnh cho cả thiên hạ thấy, không có lẽ gì mà cô con gái của vị giám đốc kia lại không có lấy một bức hình trên mạng!
Vậy mà anh chàng thông minh đóng vai nhân vật chính của chúng ta lại không nhận ra ngay từ đầu rằng mình đã bị cô gái ấy xỏ mũi, và tin 100% vào thân phận đặc biệt của cô ta. Về mặt xã hội học mà nói, điểm này hoàn toàn phi logic!
Về mặt tâm lý học tội phạm Keigo nên bay sang Trung Quốc tìm Lôi Mễ để bổ sung khẩn cấp kiến thức tội phạm. Bởi lẽ 3 nhân vật chính trong câu chuyện này lạnh lùng và chuyển biến đến mức không thể tin nổi!
Một nữ sinh bé bỏng như “Juri” lại có thể lạnh lùng giết người – dù bộc phát – nhưng sau đó ngay lập tức ổn định tâm lý và thoải mái quan hệ tình dục ngay ở nơi gần thi thể nạn nhân nơi mình đã sát hại? Thông thường thì một người nếu không phải là sát thủ giết người hàng loạt thì không thể nào đủ bình tĩnh để hành động như vậy, huống hồ đây chỉ là một cô bé tuổi đời còn quá trẻ, và lần đầu tiên giết người.
Một nhân viên Marketing đủ thông minh để dàn dựng vụ cướp tiền một cách hoàn hảo, nhưng anh ta lại không đủ kiến thức để truy tìm thông tin về con gái vị giám đốc kia, đồng thời lại lộ ra nhược điểm chết người khi sử dụng điện thoại sim giả để liên lạc với gia đình nạn nhân bị bắt cóc. Có lẽ tác giả không hề biết rằng, kể cả khi dùng điện thoại nặc danh nhưng gọi ở cùng một địa điểm thì cảnh sát hoàn toàn có thể xác định được nhân dạng (không cần quan tâm tới thời gian gọi là bao nhiêu) của người gọi nếu liên kết với những sim điện thoại gọi ở gần đấy ngay tại thời điểm đó – bởi những số điện thoại này đều truyền tín hiệu tới trạm phát sóng gần nhất! Và trong cuốn sách này, hung thủ còn sử dụng một sim giả để gọi liên tục ở nhiều nơi! Nếu gã không biết tính đến khả năng cảnh sát theo dấu vết dựa vào sim điện thoại, thì 100% gã sẽ bị tóm mà không hiểu tại sao (Độc giả nên đọc thêm cuốn Nghệ thuật ẩn mình – series viết về Hacker và tội phạm mạng để hiểu vì sao hành động gọi điện thoại này lại dễ dàng bị truy tìm dấu vết)
Tóm lại, ngay từ khi khởi đầu, một câu chuyện phi thực tế đã được tạo ra, dưới vỏ bọc hoàn hảo nhưng 100% sai logic khi tính đến cái gọi là phạm tội hoàn mỹ. Thế nên Tên của trò chơi là bắt cóc thật khó để được xếp ngang hàng với những tác phẩm trinh thám hiện đại, nơi mà công nghệ thông tin, chứng cứ và pháp y đóng vai trò quyết định, chưa kể đến sự trợ giúp hoàn hảo đến từ các chuyên gia khắc họa chân dung tâm lý tội phạm!
Có quá nhiều điểm phi logic như vậy nhưng độc giả yêu trinh thám cũng đừng buồn, bởi riêng việc khắc họa một thế giới mà chỉ hoàn toàn là những kẻ xấu tồn tại như tác phẩm này của Keigo, cũng đủ để chúng ta thêm nó vào danh sách cần phải đọc rồi! Bỏ qua những yếu tố tâm lý học, logic học kể trên thì những hoạt động bắt cóc đều diễn ra một cách hoàn hảo và cái kết mở đủ để người đọc đoán già đoán non cũng được xem là một thành công của Keigo rồi!
Thay cho lời kết
Higashino vẫn cay độc với phụ nữ như vậy, khi luôn biến họ thành kẻ ác đội lốt dưới lớp vỏ xinh đẹp và thông minh. Và dù cho hoàn cảnh hiểm nghèo đến mức nào rồi họ – những người phụ nữ mảnh mai vẫn kiên cường tìm được lối ra cho mình. Từ Yuhiko, Naoko và nay là Juri, có lẽ những ai có cái nhìn tốt về phụ nữ nên bớt đọc những tác phẩm của ông lại, nếu không sẽ luôn gieo rắc ánh nhìn hoài nghi và ác cảm tới một nửa thế giới ở khắp mọi nơi!
Đàn ông ở trong tác phẩm của ông luôn tự cho mình là thông minh, rốt cuộc sau cùng cũng chỉ là một quân tốt trên bàn cờ.
Có lẽ độc giả đã không còn xa lạ với tác giả Higashino Keigo và những tác phẩm đình đám kiểu uất ức và cay nghiệt như vậy của ông, nhưng có lẽ không nhiều người biết rằng riêng tác phẩm được xuất bản vào năm 2002 này ở Nhật đã ngay lập tức được dựng thành phim vào 1 năm sau đó. Bộ phim Điện ảnh G@me dựng theo nguyên tác Tên của trò chơi là bắt cóc này đã thành công vang dội và đạt được Giải Viện Hàn lâm Nhật Bản (tương đương giải Oscar ở Nhật)
Hoàng Lão Hạc review
إرسال تعليق
✅ Click vào ô "Thông báo cho tôi" ở góc trái bên dưới để theo dõi phản hồi nhận xét của mình!
✅ Không spam quảng cáo, có thái độ mạt sát, bôi nhọ, nói xấu, xúc phạm người khác!
✅ Cám ơn các bạn!